Chổi đót được người dân làm bằng thủ công
- Đảm bảo chất lượng chổi đót
Với hơn mười năm kinh nghiệm thiết kế và sản xuất chổi bông cỏ, chổi đót Hành Thuận luôn cố gắng hoàn thiện tối ưu thiết kế sản phẩm để tiện dụng nhất cho người sử dụng.
Mẫu chổi đót quét nhà truyền thống (chổi quét nhà, chổi chít, chổi rơm) của chổi đót Hành Thuận được sản xuất luôn đảm bảo các tiêu chí:
- Chổi quét nhà chất lượng giá rẻ
Sử dụng vật liệu tốt, đặc biệt là đót. Kỹ thuật bện chổi được thực hiện bởi những công nhân có tay nghề với nhiều năm kinh nghiệm và được kiểm tra trước khi xuất xưởng.
- Chổi đót quét nhà thiết kế tiện dụng
Độ dài của chổi: 1m, đường kính cán trung bình: 5cm, độ rộng của lưỡi, và độ dày của đót được hoàn thiện qua nhiều năm kinh nghiệm và trọng lượng: 0,6kg/chổi
- Tỉ mỉ ở các chi tiết nhỏ nhất
Một số đơn vị sản xuất thường qua loa ở những tiểu tiết của cây chổi (như đầu chổi, cách xử lý kẽm thừa khi bện v.v.) Chổi Đót Hành Thuận quan tâm đến sự hoàn thiện ở các tiểu tiết nhỏ nhất ấy để đảm bảo thẩm mỹ của sản phẩm.
Quy trình sản xuất chủ yếu gồm 3 bước :
Chuẩn bị nguyên liệu:
Quá trình thực hiện:
Bước 1: Xé đọt. Nếu nhìn vào một cây đót chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra các bộ phận của nó gồm phần thân (thân đót thuộc dạng thân rỗng, xốp) và phần bông. Xé đọt chính là tách rời phần bông ra khỏi phần thân. Phần bông sau khi tách sẽ được bó lại thành từng bó có trọng lượng cụ thể rồi chuyển sang khâu buộc lọn, từ đó bện thành cây chổi. Xé đọt không đơn giản, người thợ giỏi cũng đòi hỏi sự chính xác, tức là đọt xé ra không phạm vào phần thân, không quá ngắn mà cũng không quá dài, không quá to mà cũng không quá nhỏ. Cuối cùng đọt cần phải đẹp, không gãy không rụng bông, không xước đọt, lại còn phải biết lựa ra những bông hư, bông xấu… Ngoài ra trong khi xé đọt người thợ cũng phải phân đọt thành các loại khác nhau tùy theo mức độ đẹp xấu.
Bước 2: Phân loại tua. Giúp phân loại tua dài ngắn khác nhau để sản xuất. Đối với các tua ngắn thì dùng để sản xuất chổi quét vôi. Còn tua đạt chuẩn thì sử dụng sản xuất chổi quét nhà,…
Bước 3: Buộc lọn chổi. Buộc xong phải y như một về hình dáng, trọng lượng, kích thước. Tuyệt đối không được phép có lọn to lọn nhỏ, lọn ngắn lọn dài, lọn nặng lọn nhẹ. Nếu buộc lọn không đều sẽ ảnh hưởng rất lớn đến độ thẩm mỹ của cây chổi. Việc buộc lọn cũng tùy theo từng chủng loại chổi mà điều chỉnh kích thước trọng lượng cho phù hợp.
Bước 4: Bện lưỡi. Bó các lọn chổi lại với nhau cho thật chặt, để khi sử dụng không bị hư hỏng.
Bước 5: Công đoạn gắn lưỡi chổi vào tay cầm, hay còn gọi là cán chổi, khâu này gọi là “dô cán”. Loại cán truyền thống của chổi bông cỏ là dùng chính thân cây đót. Phần thân được tách ra khỏi phần đọt sẽ được bó lại với nhau theo kích thước nhất định, sau đó gắn vào phần lưỡi chổi tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh. Việc dô cán đòi hỏi sự chắc chắn và đẹp mắt. Cán và lưỡi phải được gắn kết chặt chẽ với nhau thành một thể thống nhất.
Bước 6: Đóng gói, phân phối và tiêu thụ sản phẩm.